ÔN TẬP HK2 SINH

ÔN TẬP HK2 SINH
BÀI 41 :
Câu 1 :
·         Nhân tố vô sinh :
­   Mức độ ngập nước, độ dốc, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, áp suất, gỗ mục, gió thổi thảm lá khô, độ tơi xốp,  lượng mưa, … khi các nhân tố đó tác động lên đời sống của sinh vật.
·         Nhân tố hữu sinh:
­   Kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, Cây cỏ, sâu ăn lá cây,… khi trong quá trình các nhân tố đó ảnh hưởng đến các sinh vật sống xung quanh.
Câu 3: Khi ta đem cây phong lan từ trong rừng dọn về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi :
­   Cây phong lan sống trong rừng rậm ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều cành cây ), khi di chuyển về vườn nhà cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh, độ ẩm trong rừng cao hơn trong vường, nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ngoài rừng.
Bài 44 :
Câu 2:  Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì ? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
­   Tự tỉa ở thực vật là kết quả của sự cạnh tranh cùng loài và cả khác loài xuất hiện mạnh mẽ khi 1s thiếu ánh sáng.
Câu 4: Trong thực tiễn sản xuất để tránh sự cạnh tranh gay gắt cần :
­   Trông cây và nuôi động vật với mật độ hợp lý.
­   Áp dụng kỷ thuật tỉa đối với thực vật, tách đàn đối với động vật khi cần thiết.
­   Cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Bài 47 :
Câu 3: Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng thế nào ?
­   Mật độ quần thể không cố định mà theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kỳ sống của sinh vật. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc tăng cao, nhờ đó duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.
­   Khi mật độ các cá thể lên quá cao, điều kiện sống suy giảm trong vùng thể xuất hiện những dấu hiệu làm giảm số lượng cá thể như hiện tượng di cư của một bộ phận cá thể trong quần thể, giảm khả năng sinh sản và mắn đẻ của cá thể các cái, giảm mức độ sống sót của các cá thể non và  già…
­   Khi mật độ các cá thể giảm tới mức nhất định, quần thể có thể có cơ chế điều chỉnh số lượng theo hướng ngược lại, khả năng sinh sản vào khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể tăng cao hơn.
Bài 49 :
Câu 1: Thế nào là quần xã sinh vật ? Quần xã sinh vật  khác với quần thể sinh vật như thế nào ?
­   Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loại khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có một quan hệ mật thiết gắn bó với nhau.
v  Sự khác nhau giữa quần thể vào quần xã sinh vật :



Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

­   Cùng loài
­   Nhiều cá thể tập hợp trở thành quần thể
­   Quần thể sinh sản
­   Độ đa dạng thấp có hiện tượng khống chế sinh vật
­   Chiếm đến nhiều mắt xích trong chuỗi thức ăn

­   Quần xã sinh vật cùng loài
­   Các quần thể trở thành một Quần xã
­   Quần thể  dinh dưỡng
­   Độ đa dạng cao không có hiện tượng khống chết sinh vật
­   Chiếm một mắc xích trong chuối thức ăn



Câu 4 :
Thế nào là cân bằng sinh học ?
­   Là sự khống chế lẫn nhau giữ các loài.
Bài 50 :
Câu 1: Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái, phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.
­   Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
 VD : Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
­   Một hệ sinh thái hoàn chỉnh bao gồm các thành phần :
+       Thành phần vô sinh : ánh sáng, nhiệt độ, đất, đá, thảm lá khô, độ ẩm …
+       Sinh vật sản xuất :  cây gỗ, cây cỏ,…
+       Sinh vật tiêu thụ : cấp 1( sâu ăn lá cây, chuột, hươu) ; cấp 2 ( bọ ngựa, cầy, rắn, … ); Cấp 3 (  rắn, đại bàng,hổ,… )
+       Sinh vật phân giải : vi sinh vật, nấm, giun đất …
BÀI 54 : Ô nhiễm môi trường
Câu 1 :
Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường ?
­   Những hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường :
+       Hoạt động giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, Máy bay, xe lửa, ô tô, nhà máy… sử dụng xăng dầu, than đá, than củi thải ra nhiều chất độc hại.
+       Đun nấu trong gia đình, cháy rừng :  đốt cháy nhiên liệu, than củi, dầu lửa.
+       Chất thải từ các bệnh viện. Sử dụng thuốc trừ sâu, chiến tranh.
+       Chất thải có nhiễm phóng xạ, từ các vụ vô thử vũ khí hạt nhân.
Câu  2 : Tác hại của nhiễm môi trường là :
+       Ô nhiễm môi trường ngoài gây ra tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác, tạo điều kiện cho loài sinh vật gây bệnh phát triển còn làm suy thoái hệ sinh thái.
VD : Khán bụi từ hoạt động vận tải, sản xuất công nghiệp, gây bệnh phổi.
+       Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, ảnh hưởng tới sức khỏe con người và tác động bất lợi tới toàn bộ hệ sinh thái.
+       Năng lượng nguyên tử và các chất phóng xạ gây đột biến ở người, sinh vật gây ra một số bệnh di truyền ung.
Bài 55 :
Câu 1 : Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ?
­   Có nhiều biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường như :
+       Xử lý chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt, cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm
+       Sử dụng nhiều năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời.
+       Xây dựng nhiều công viên cây trồng cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu.
+       Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về trong phòng chống ô nhiễm.
Bài 58 :
Câu 2 : Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên ?

­   Chúng ta Sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải vô tận, chúng ta cần phải sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu sử sụng một cách tiết kiệm và hợp lý, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên để cho các thế là con cháu.

0 comments:

Post a Comment